21/4/09

Ki nang sang tao 2

Muốn tạo ra ý tưởng, dành thời gian để “MƠ, MƠ và... MƠ"

Đó là một ngày hè nóng bức, trên đường phố đông đúc người qua lại, nếu không hối hả thì cũng tỏ ra mệt nhọc với cái oi nồng. Các bác lao động chân tay đứng ngồi vạ vật, khung cảnh tạo cho chúng ta cảm giác trống rỗng. Đó là một việc nặng nhọc, nhưng khi tôi nhìn họ vào một ngày cuối tuần, tôi nghe thấy tiếng hát cất lên từ một góc phố. Với đôi tay dang rộng, anh ta khoa lên trong không trung và lặp đi lặp lại điệp khúc quen thuộc “Hãy cứ mơ đi, mơ đi và mơ đi...”

Bây giờ là một nhóm đàn công đang có công việc không hề dính dáng tý gì tới nhiều kỹ năng hoặc tư duy. Trải tờ giấy xuống, kéo dài hết các góc, dán xuống và phơi khô. Không đòi hỏi tới bất cứ sự sáng tạo nào. Nhưng người đàn ông này tiếp tục thuyết phục chính mình hãy mơ mộng. Và anh ta hoàn toàn đúng về điều đó.
Trên đây là câu chuyện đường phố bạn vẫn gặp hàng ngày với chúng ta. Chúng ta bị ngập tràn vào những công việc bận rộn và hầu như chẳng còn thời gian để dành cho sáng tạo. Vì thế, chúng ta cần phải mơ ước thường xuyên càng nhiều càng tốt. Nếu bạn muốn làm nảy nở khả năng sáng tạo của bản thân, chúng ta phải làm việc thực sự rènluyện khả năng mơ ước. Dưới đây là vài cách phổ biến và hiệu quả nhất:
· Hãy học vài kỹ thuật sáng tạo. Có rất nhiều ở bên ngoài, vì thế hãy lựa chọn lấy ba hoặc bốn cách phù hợp nhất với bạn.
· Xây dựng “khoảnh khắc mơ mộng" vào lịch biểu thời gian của bạn mỗi ngày. Hãy chọn lấy một giờ, ví dụ như giờ ăn trưa, lúc bạn chẳng làm gì cả ngoài việc sáng tạo.
· Hãy thiết lập một hạn mức ý tưởng cho mỗi ngày. Sử dụng các kỹ thuật sáng tạo ưa thích của bạn trong thời gian mơ mộng mỗi ngày. Hãy bắt đầu với con số nhỏ, tạo ra ba ý tưởng chẳng hạn, và làm việc tiếp theo từ đó. Chúng không cần phải thật hoành tráng hoặc có liên quan tới công việc hiện tại của bạn. Bạn đang luyện tập, không phải là tham gia một cuộc thi (hay cạnh tranh với đối thủ).
· Hãy giữ một cuốn “Nhật ký ý tưởng”. Trong thời gian tạo ý tưởng, hãy viết xuống (vào một cuốn sổ đặc biệt chỉ dành cho mục đích sáng tạo) các ý tưởng mà bạn đã tạo ra. Không chỉ có vậy, bạn cũng nên ghi lại ngay lập tức các ý tưởng hiện lên trong đầu bạn vào bất cứ thời gian nào trong ngày làm việc.
Các hệ thống ý tưởng cộng sinh mới nổi

Ý tưởng đến từ đâu? Làm thế nào để có sáng kiến? Trong khi hầu hết tổ chức vẫn còn loay hoay với bài toán đánh thức tiềm năng sáng tạo của nhân viên, người làm thuê... một số khác đã nhìn thấy tiềm năng to lớn từ trí tuệ đám đông, từ những "thiên tài" đến từ bên ngoài tổ chức, vậy họ là ai? Họ chính là khách hàng của bạn, nhà cung cấp, đối tác, đối thủ cạnh tranh và cả những người bạn không hề quen biết. Làm thế nào chúng tôi có thể phát huy được trí tuệ của họ và phát triển. Chúng tôi phát triển cũng chính là cách phục vụ họ tốt nhất và đóng góp nhiều nhất cho xã hội. Đây chính là ý tưởng cơ bản của các hệ thống "Ý tưởng cộng đồng" đang nổi lên rất mạnh mẽ trên toàn thế giới.
Các hệ thống quản trị ý tưởng hướng tới cộng đồng đang ngày càng trở thành một công cụ hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp hay tổ chức tận dụng các ý tưởng đến từ: khách hàng, nhân viên, đối thủ, và các thành viên khác trên không gian mạng. Điều này đang dẫn chúng ta đi về đâu? Chúng ta hãy cùng điểm qua một số tình huống tổ chức quản trị ý tưởng sáng tạo dưới đây:
Starbucks sử dụng thuật ngữ: "Chúng tôi biết bạn có ý tưởng – những ý tưởng lớn, ý tưởng nhỏ, hoặc thậm chí là những ý tưởng đột phá – và chúng tôi muốn lắng nghe các bạn."
BMW's Virtual Innovation Agency sử dụng cơ chế thiết lập ngữ cảnh để hấp dẫn các ý tưởng. “Nếu bạn có giải pháp sáng tạo cho thách thức phức tạp của chúng tôi, chúng ta là những người bạn đồng hành.”
Dell sử dụng trang web IdeaStorm để thu thập ý tưởng đến từ đám đông công chúng (những người đã sử dụng sản phẩm của Dell và cả những người chưa có cơ hội sử dụng sản phẩm/giải pháp của họ). "Đây là nơi ngự trị ý tưởng của bạn."
SalesForce.com có Idea Exchange và sử dụng để thu thập ý tuởng cĩng như cho phép các khách hàng tương tác với ý tưởng của khách hàng khác.
Cisco đề ra sáng kiến mạng nhân lực; "Khi công nghệ gặp gỡ tính nhân văn trên nguồn nhân lực, cách thức làm việc của chúng ta sẽ thay đổi. Cách sống của chúng ta cũng thay đổi. Tất cả mọi thứ đều thay đổi." Đối với tôi đó là sự dịch chuyển vào mạng luới nhân sự toàn cầu.
Coca Cola có một số sáng kiến rất thú vị khi họ cho phép khách hàng không chỉ thiết kế kiểu dáng của chai mà còn cả các sự kiện huyên náo khách hàng muốn tổ chức vào mùa hè. Hãy ghé qua trang web khái niệm “Bottle Mash-up”.

Lego có "Creator" nơi bất cứ ai đến từ cộng đồng đều có quyền đặt câu hỏi, thiết kế sản phẩm dành riêng cho họ và gửi các ý tưởng thiết kế về cho nhà sản xuất. Đó chính là chiếc cửa sổ thâm nhập vào thế giới sáng tạo của Lego.

Ý tưởng "YourIdea" của 3M là một cách tiếp cận gặt hái ý tưởng từ cộng đồng. Các sản phẩm yêu cầu đều có môi trường thu thập của riêng họ.
Apple cũng có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng Learning Interchange là một sáng kiến tương đối độc lập. Các ý tưởng được thu thập trong quá trình giảng dạy (ngay trước khi và cả sau khi cần thiết) có thể đem lại một sản phẩm mới, những ý tưởng kinh doanh mới và hàng loạt các hiệu ứng phụ tích cực.
Các ý tưởng dựa trên nền tảng Bách-khoa-trực-tuyến (Wiki) cũng đang rất nổi trội. IdeasGrande là một dự án để tạo ra sức sáng tạo và thực hành từ các quảng cáo và ngành công nghệp tiếp thị để chia sẻ ý tưởng thông qua một bách khoa không có cấu trúc.
Sáng tạo trong hàng không – ngành dịch vụ “nghiêm túc” nhất
Trước đây, khi có lần tiếp xúc với một vài hãng máy bay tại Việt Nam, chúng tôi thường nhận được lời khuyên là ở đó họ không cần tới sự sáng tạo. Thậm chí, có người còn rỉ tai nói rằng nếu để cho nhân viên trong lĩnh vực này sáng tạo rất dễ làm “rơi máy bay”, nghe thấy quá kinh khủng!
Thực tế có phải như vậy không? Các hãng hàng không khác làm thế nào? Họ có cho phép nhân viên của mình sáng tạo trong công việc hay là cấm chỉ?
Giải phóng sức sáng tạo cho nhân viên tại SouthWest Airlines
Tiếp viên của hãng SouthWest Airlines có thể tạo nên không khí vui nhộn cho hành khách trong chuyến bay

Hãy giải phóng sức sáng tạo cho những nhân viên làm việc trực tiếp với khách hàng, đó là thông điệp hiệu quả của SouthWest, một công ty không chỉ đem lại sự hài lòng cho khách hàng mà cả niềm vui trong công việc của tổ chức.
kiếm tiền từ bất cứ khoảng trống nào trên máy bay

Hình 1 - Khoang hành lý khi "để trần" trên máy bay
Khoang hành lý, ai cũng phải tối thiểu hai lần ngó lên khoang để hành lý: (1) lúc cất đồ khi chuẩn bị cất cánh; (2)khi bạn lấy đồ để xuống máy bay. Vậy có thể tận dụng ánh mắt của khách hàng trong hai lần “bắt buộc” này làm gì? Câu hỏi đó đã được hãng Jetstart trả lời đơn giản bằng cách quảng cáo. Cách này vừa dem lại doanh thu cho hãng vừa tận dụng tốt khoảng trống trên máy bay. Đây có thể là một lời giải đáp (tuy chưa phải là tất cả) về mô hình kinh doanh sáng tạo của hãng Jetstar giúp cho “mọi người cùng bay” mà hãng vẫn duy trì được lợi nhuận.

Hình 2 - Khoang hành lý trên máy bay của hãng Jetstar
Giá rẻ không có nghĩa là lợi nhuận thấp, kinh doanh lỗ hay dịch vụ kém. Trái lại giá rẻ làm cho mọi người trở nên hài lòng với dich vụ của hãng mà vẫn không hề làm lợi nhuận. Bằng các ý tưởng kinh doanh sáng tạo, Jetstar đã đem đến cho khách hàng một dịch vụ đáp ứng nhu cầu đi lại với mức giá rất "hợp lý". Theo bạn còn những “khoảng trống” nào chưa được tận dụng để biến thành tiền trên máy bay nhỉ? Hãy gửi ngay ý tưởng về cho Jetstar để cùng thoả mãn giấc mơ "mọi người cũng bay" nhé.

Không có nhận xét nào: